Subscribe Us

Thiếu kẽm gây ra triệu chứng nào

 Trước khi xem thử thiếu hụt kẽm và rối loạn cương dương có mối liên hệ gì với nhau. Thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết được rối loạn cương dương và thiếu hụt kẽm là gì.

1. Thế nào là rối loạn cương dương

Đây chính là một trong số các vấn đề chức năng tình dục khá phổ biến ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cương dương. Không chỉ là thiếu hụt chất dinh dưỡng mà kể cả là tình trạng trầm cảm. Đặc biệt có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng rối loạn cương dương có thể còn là triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm dẫn đến.

Hàm lượng kẽm thấp nó còn chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Kẽm là khoáng chất thiếu yếu mà những tế bào sử dụng nhằm chuyển hóa chất dinh dưỡng. Chức năng miễn dịch cũng như sự sản xuất DNA cùng protein, sự phân chia tế bào hầu hết đều phụ thuộc nồng độ kẽm bên trong cơ thể. Chưa kể kẽm còn tham gia sản xuất hormone sinh dục nam testosterone. Do đó thiếu hụt kẽm có thể gây ra rối loạn cương dương.


2. Triệu chứng, nguyên nhân của thiếu hụt kẽm

Vì kẽm chính là nguyên tố kim loại vi lượng tự nhiên trong trái đất và có nhiều trong rau quả thịt, hải sản cùng các hàm lượng khác nhau. Do vậy chúng ta dễ dàng trong việc bổ sung kẽm bằng chế độ ăn uống đa dạng và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà kẽm bị giảm xuống mức dưới bình thường thì lúc đó có nhiều vấn đề xảy ra.

++ Triệu chứng

Khi bị thiếu hụt kẽm thì nam giới sẽ xuất hiện một số triệu chứng bao gồm: Chậm tăng trưởng ở trẻ em; Sức đề kháng suy giảm; Bị sụt cân; Bị chán ăn; Bị giảm vị giác và khứu giác; Không tỉnh táo; Bị tiêu chảy... Ngoài ra nếu như không khắc phục thì tình trạng thiếu hụt kẽm còn gây rụng tóc và tổn thương da, mắt, vết thương rất lâu lành... Hàm lượng kẽm thấp cũng chính là thủ phạm của suy sinh dục hoặc là rối loạn cương dương.

++ Yếu tố nguy cơ

Một số người có nguy cơ thiếu hụt kẽm cao hơn so với bình thường. Những vấn đề bệnh lý đều có thể gây tăng nguy cơ bị thiếu hụt kẽm bao gồm: Bệnh liên quan đường tiêu hóa; Bị rối loạn ăn uống; Chế độ ăn thuần chay hay là ít protein. Bên cạnh đó nếu uống quá nhiều rượu cũng làm cho khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể giảm sút, gây thiếu kẽm. Có một số loại thuốc làm giảm lượng kẽm trong cơ thể như thuốc lợi tiểu, giảm axit dạ dày, ức chế men chuyển...


SỰ LIÊN QUAN GIỮA THIẾU HỤT KẼM VÀ RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG

Một nghiên cứu vào năm 1996 chỉ ra rằng hàm lượng kẽm cùng mức hormone testosterone có mối liên hệ mật thiết. Theo kết quả nghiên cứu thì nam giới trẻ tuổi ăn chế độ ăn chứa ít kẽm để cơ thể thiếu kẽm. Thì chỉ sau khoảng 20 tuần tuân theo chế độ ăn này, mức testosterone bị sụt gần đến 75%.

Nghiên cứu cũng đánh giá tác dụng thuốc bổ sung kẽm ở người cao tuổi. Cho thấy rằng khi hàm lượng kẽm tăng lên thì lúc đó nồng độ testosterone cũng tăng gần như là gấp đôi. Đây chính là bằng chứng cho thấy kẽm có tác động đến quá trình sản sinh testosterone.

Ngoài ra một nghiên cứu khác vào năm 2008 được thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa kẽm cùng với chức năng tình dục. Những người tham gia dùng viên bổ sung kẽm mỗi ngày và sau một thời gian chức năng tình dục được tăng cao. Nghiên cứu này còn cho thấy thiếu hụt kẽm và rối loạn cương dương có mối quan hệ qua lại.

Một nghiên cứu khác vào năm 2013 chỉ ra khứu giác có vai trò quan trọng với sự ham muốn tình dục ở nam giới trẻ tuổi. Nếu thiếu kẽm thì khứu giác suy giảm nên chức năng ham muốn cũng bị giảm sút. Kẽm không chỉ gây tác động đến testosterone mà còn làm mất khả năng phát hiện chất tạo cảm giác kích thích và hưng phấn của cơ thể.

Tham khảo ** https://vietnamnet.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-tp-hcm-kham-chua-benh-ngoai-gio-2058299.html

Đăng nhận xét

0 Nhận xét