Những điều cần biết về thuốc Metronidazol
Với Metronidazol thì đây chính là thuốc kháng sinh và nó được chỉ định dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vì vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Để đảm bảo hiểu rõ hơn về thuốc Metronidazol cùng cách dùng hiệu quả nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp kỹ càng cùng bạn.
GIỚI THIỆU THUỐC METRONIDAZOL
Metronidazol chính là nhóm thuốc kháng sinh và nó còn có tên gọi khác là Metronidazole.
1. Tác dụng thuốc
Là thuốc kháng sinh Metronidazol được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Thuốc đặc biệt có tác dụng hiệu quả với đối tượng bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường hoặc là bị cảm cúm.
Ngoài ra với Metronidazol nó cũng được chỉ định điều trị tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, bị nhiễm trùng Hp gây loét dạ dày, bị viêm loét lợi hay nhiễm khuẩn răng cấp tính…
Lưu ý thuốc Metronidazol còn có một số tác dụng khác nhưng chưa được nêu trong bài.
Metronidazol chính là nhóm thuốc kháng sinh
2. Chống chỉ định
Thuốc kháng sinh Metronidazol chống chỉ định trong một số trường hợp bao gồm:
♦ Bệnh nhân nếu cơ địa dị ứng hay mẫn cảm cùng thành phần bên trong thuốc.
♦ Đối tượng phụ nữ đang ở 3 tháng đầu thai kỳ không nên dùng Metronidazol.
♦ Không được dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh gan và thận, bị rối loạn tế bào máu, bị nhiễm nấm, bệnh động kinh hoặc rối loạn thần kinh…
♦ Do vậy bệnh nhân cần phải trình bày kỹ về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử dị ứng để được bác sĩ cân nhắc trong việc sử dụng Metronidazol điều trị.
3. Cách dùng thuốc
Bạn dùng thuốc Metronidazol cùng với một ly nước đầy. Lưu ý nên nuốt trọn viên thuốc và không được bẻ hoặc là nhai nghiền thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.
Thuốc được chỉ định dùng liên tục trong thời gian 10 ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng dùng thuốc trong thời gian vài ngày trước khi tiếp tục dùng liệu trình. Tuyệt đối không được dùng thuốc nhiều hơn 10 ngày vì có thể gây ra một số những tác dụng phụ phát sinh.
4. Liều lượng khi dùng thuốc
Đối tượng người lớn:
♦ Nếu dùng cho bệnh nhiễm trùng vì vi khuẩn gây ra:
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg uống mỗi 6 giờ một lần.
Dùng thuốc với liều tối đa là 4g mỗi ngày.
Thời gian điều trị khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Thuốc được chỉ định dùng với đối tượng bệnh nhân bị cảm
♦ Nếu dùng thuốc tiêm tĩnh mạch sẽ 15mg/kg.
♦ Nếu dùng cho trường hợp bị viêm đại tràng kết mạc giả:
Dùng thuốc uống 500mg Metronidazol chia đều thành 3 lần uống và mỗi liều thuốc nên cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Dùng cho thuốc tiêm chỉ dùng với bệnh nghiêm trọng và tiêm khoảng 500mg vào tĩnh mạch. Lưu ý mỗi liều thuốc dùng cách nhau khoảng 8 giờ đồng hồ.
♦ Nếu dùng cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng khi phẫu thuật:
Liều Metronidazol dùng trước phẫu thuật 15mg/kg tiêm tĩnh mạch và cần hoàn thành trước khi tiêm khoảng 1 giờ đồng hồ.
Liều Metronidazol sau phẫu thuật tiêm cách 12 giờ sau khi phẫu thuật và tiêm 7.5mg/kg vào trong tĩnh mạch.
♦ Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày thì dùng với liều điều chỉnh cho phù hợp với các loại thuốc kèm theo và thời gian điều trị sẽ diễn ra từ 10 đến 14 ngày.
♦ Nếu bệnh nhân bị viêm vùng chậu thì dùng Metronidazol như sau:
Dùng thuốc tiêm từ 15mg/kg tiêm tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều nên cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
♦ Nếu bệnh nhân bị viêm phổi:
Dùng thuốc tiêm 15mg/kg tiêm vào tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều cách nhau thời gian khoảng 6 giờ đồng hồ.
♦ Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn máu:
Dùng thuốc tiêm 15mg/kg tiêm vào tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
♦ Nếu dùng thuốc để điều trị viêm màng não:
Dùng thuốc tiêm liều 15mg/kg tiêm vào tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều sẽ cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
Cần dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định
♦ Nếu dùng thuốc Metronidazol điều trị nhiễm trùng khớp:
Dùng thuốc tiêm 15mg/kg và tiêm vào tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều nên cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
♦ Nếu dùng Metronidazol điều trị nhiễm trùng da:
Dùng thuốc tiêm 15mg/kg tiêm vào tĩnh mạch.
Dùng thuốc uống 7.5mg/kg và mỗi liều nên cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
♦ Nếu dùng phòng ngừa bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục:
Dùng với liều 2g Metronidazol liều mỗi ngày và không được dùng nhiều hơn 1 liều một ngày.
Đối tượng trẻ em:
♦ Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi và cân nặng dưới 2kg sẽ tiêm tĩnh mạch hàm lượng 7.5mg/kg Metronidazol. Mỗi liều thuốc nên cách nhau từ 24 đến 48 giờ đồng hồ.
♦ Trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi và cân nặng trên 2kg sẽ tiêm tĩnh mạch hàm lượng 15mg/kg và mỗi liều thuốc nên cách nhau khoảng 24 giờ đồng hồ.
♦ Trẻ từ 8 đến 29 ngày tuổi và cân nặng dưới 2kg tiêm tĩnh mạch với hàm lượng 15mg/kg và mỗi liều nên cách nhau khoảng nhau 24 giờ đồng hồ.
♦ Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên dùng Metronidazol như sau:
Với thuốc tiêm thì dùng 20 đến 40mg/kg/ngày và tiêm tĩnh mạch. Lưu ý tần suất tiêm không quá 3 lần một ngày.
Với thuốc uống thì dùng 30 đến 50mg/kg/ngày và chia đều thành các liều Metronidazol bằng nhau.
♦ Để điều trị tình trạng viêm đại tràng kết mạc giả thì:
Dùng thuốc uống 30mg/kg mỗi ngày và chia thành 4 liều Metronidazol bằng nhau. Mỗi liều dùng nên cách nhau ít nhất khoảng 4 giờ đồng hồ.
Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng bởi những vi khuẩn khác thì phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ sẽ được chỉ định liều dùng cùng tần suất dùng phù hợp.
5. Bảo quản thuốc
Nên để thuốc Metronidazol ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi có nhiều độ ẩm. Cần để thuốc ở xa tầm với trẻ em, thú nuôi. Nếu thuốc có dấu hiệu hư hại và biến chất, ẩm mốc thì không nên dùng.
Không được dùng bia rượu trong thời gian dùng thuốc
LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC METRONIDAZOL
1. Thận trọng khi dùng
Trong quá trình dùng Metronidazol thì bệnh nhân cần lưu ý một số những vấn đề như sau:
Không được uống bia rượu, đồ uống có cồn trong giai đoạn dùng thuốc và trong ít nhất 3 ngày sau khi ngưng dùng thuốc. Bởi cồn cùng chất kích thích có thể sẽ khiến cho bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như là nôn mửa, đau bụng, đỏ mặt, đổ mồ hôi…
Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng thuốc Metronidazol có thể gây ung thư hoặc hình thành khối u bên trong cơ thể. Do vậy bệnh nhân cần trao đổi kỹ cùng bác sĩ để được cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.
Khi dùng thuốc sẽ khiến da bị nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời. Do vậy cần che chắn cẩn thận khi di chuyển.
Thuốc Metronidazol vẫn chưa được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vậy nên cần trao đổi với bác sĩ tình trạng bản thân để có được loại thuốc phù hợp khi dùng.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Nếu dùng Metronidazol sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn bao gồm
Với tác dụng phụ thường gặp sẽ là: Bị chóng mặt, đau đầu, bị khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, cảm thấy có vị kim loại trong miệng. Tuy nhiên các triệu chứng này đều sẽ biến mất nếu bạn ngưng dùng thuốc. Do vậy nếu thấy triệu chứng kéo dài hơn thì cần phải thông báo cùng bác sĩ để có được cách xử lý phù hợp.
Với tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Metronidazol sẽ là: Bị xảy ra dấu hiệu nhiễm trùng mới, dễ bị bầm tím, bị đau dạ dày, đau khi đi tiểu, chảy máu bất thường, co giật, đau dạ dày, ngứa tê tay chân, khó nói chuyện, đau cổ, cứng cổ, đau đầu nghiêm trọng. Ngoài ra trong quá trình dùng Metronidazol có thể gây nhiễm trùng nấm hoặc tưa miệng, dịch âm đạo bất thường.
Với phản ứng dị ứng thuốc sẽ là: Gây ngứa da, phát ban da, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, sưng da cổ họng…
Tuy nhiên những thông tin vừa nêu vẫn chưa bao gồm đầy đủ tác dụng phụ phát sinh khi sử dụng thuốc Metronidazol. Do vậy bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy bất cứ tình trạng dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Nhớ báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác
3. Tương tác thuốc
Quá trình tương tác thuốc sẽ làm cho tác dụng điều trị thuốc bị suy giảm hoặc là bị mất tác dụng hoàn toàn. Bạn cần lưu ý một số loại thuốc có thể dẫn đến tương tác cùng Metronidazol đó là: Thuốc chống động kinh, thuốc có hoạt chất propylene glycol, thuốc chống đông máu warfarin, thuốc Lithium, thuốc Paracetamol, thuốc Rifampin, Vitamin B12, vitamin D3 và vitamiN C.
Nhưng danh sách này vẫn chưa bao gồm đầy đủ các loại thuốc tương tác cùng Metronidazol. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bản thân đang dùng từ thuốc kê toa, không kê toa, vitamin, thảo dược…
4. Nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều
→ Nếu dùng thiếu liều: Hãy dùng ngay khi nhớ ra nhưng nếu thời điểm đó gần đến liều dùng tiếp theo thì nên bỏ qua để dùng liều kế tiếp như chỉ định. Đặc biệt không được gấp đôi thuốc để bù liều.
→ Nếu dùng quá liều: Gây nguy hiểm do vậy cần liên hệ bệnh viện gần nhất để được xử lý cấp cứu kịp thời.
5. Nên ngưng thuốc khi nào?
Nên ngưng uống Metronidazol nếu được bác sĩ chỉ định. Hoặc có những triệu chứng bất thường khi dùng thuốc Metronidazol.
Xem thêm:
Đăng nhận xét
0 Nhận xét