Subscribe Us

Cephalexin là thuốc gì


Cephalexin chính là loại thuốc kháng sinh và nó được chỉ định dùng nhằm điều trị một số bệnh lý vì nhiễm khuẩn. Cụ thể như là đối tượng bệnh nhân bị nhiễm trùng da, viêm tai giữa, xương khớp, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu… Trong bài viết ngay dưới đây chúng tôi xin được tư vấn kỹ càng giúp bạn thêm phần hiểu rõ hơn về thuốc Cephalexin và cách dùng hiệu quả!

THÔNG TIN VỀ THUỐC CEPHALEXIN

Cephalexin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh với những thông tin quan trọng như sau:

1. Về công dụng

+++ Thuốc có công dụng ngừa và giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn thông qua việc phá vỡ sự phát triển của những tế bào vi khuẩn.
+++ Thuốc sẽ điều trị một số các trường hợp nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra như là xương khớp, da liễu, viêm tai giữa, nhiễm trùng răng hay nhiễm trùng ở đường tiết niệu…
+++ Tương tự như là một số loại thuốc kháng sinh thì với Cephalexin nó sẽ không hiệu quả với virus.
Cephalexin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh
Cephalexin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh

2. Trường hợp chống chỉ định

Thuốc Cephalexin chống chỉ định với một số những trường hợp bao gồm:
♦ Bệnh nhân không dùng Cephalexin nếu bị dị ứng nặng với penicillin.
♦ Bệnh nhân tiền sử bị dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
♦ Bệnh nhân bị suy thận.
♦ Bệnh nhân mà tiền sử bị bệnh viêm đại tràng, các bệnh lý đường ruột.
♦ Đối tượng bệnh nhân bị suy dinh dưỡng không dùng thuốc Cephalexin.
3. Dạng bào chế cùng hàm lượng
Thuốc được bào chế ở nhiều dạng cùng những hàm lượng khác nhau như:
• Dạng thuốc uống Cephalexin 250mg/5ml.
• Dạng thuốc viên nang Cephalexin 500mg.
• Dạng thuốc viên nang Cephalexin 250mg.

4. Cách sử dụng

Tùy theo từng dạng bào chế khác nhau mà cách dùng thuốc cũng sẽ có sự khác nhau. Một số cách dùng thông thường của thuốc như sau:
Với thuốc ở dạng lỏng: Bạn cần lắc chai một cách nhẹ nhàng sẽ giúp cho hỗn hợp thuốc có thể hòa vào nhau từ đó tránh ứ đọng dưới đáy chai. Bạn nên đo lường thuốc bằng dụng cụ y tế nhằm đảm bảo dùng đúng liều lượng. Ngay khi vừa đổ thuốc cần dùng trực tiếp.
Với thuốc dạng viên: Bạn uống Cephalexin cùng 1 ly nước đầy và nuốt trọn. Nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không được bẻ hoặc nghiền thuốc. Bởi vì Cephalexin có thể gây kích ứng dạ dày nên cần trao đổi cùng bác sĩ về việc uống kèm thức ăn để giảm thiểu tình trạng này.
Cephalexin được dùng để điều trị nhiễm trùng xương
Cephalexin được dùng để điều trị nhiễm trùng xương

5. Liều lượng dùng thuốc

Đối tượng là người lớn:
→ Để chữa viêm bàng quang: Dùng 250mg mỗi lần và mỗi liều nên cách nhau 6 giờ. Hoặc dùng 500mg mỗi lần và mỗi liều nên cách nhau 12 giờ. Điều trị trong thời gian khoảng từ 7 đến 14 ngày.
→ Để điều trị viêm tai giữa: Dùng với liều 500mg mỗi lần và liều dùng cách nhau 6 giờ. Điều trị trong thời gian từ 10 đến 14 ngày.
→ Để điều trị tình trạng viêm họng: Dùng với liều 250mg mỗi lần và liều dùng cách nhau 6 giờ. Hoặc dùng 500mg mỗi lần với liều dùng cách nhau 12 giờ.
→ Để điều trị tình trạng nhiễm trùng da: Dùng 250mg mỗi lần và mỗi liều dùng sẽ cách nhau 6 giờ. Hoặc dùng 500mg mỗi lần với mỗi liều dùng cách nhau 12 giờ.
→ Để điều trị tình trạng viêm tủy xương: Dùng 500mg uống mỗi 6 giờ và điều trị từ 4 đến 5 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng tình trạng nhiễm trùng.
→ Để điều trị viêm xương tủy mãn tính: Dùng từ 1 đến 2 tháng với kháng sinh hoặc kết hợp can thiệp ngoại khoa.
→ Để điều trị viêm tuyến tiền liệt: Dùng 500mg Cephalexin mỗi lần và mỗi liều sẽ cách nhau 6 giờ. Dùng liên tục trong thời gian 14 ngày.
→ Để điều trị viêm đường tiết niệu: Dùng 500mg mỗi lần và mỗi liều sẽ cách nhau khoảng 6 giờ. Dùng liên tục trong thời gian 14 ngày.
→ Điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp: Dùng từ 250 đến 500mg mỗi lần và mỗi liều sẽ cách nhau khoảng 6 giờ. Điều trị trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
→ Điều trị khi bị nhiễm trùng vì vi khuẩn: Dùng từ 250 đến 500mg mỗi lần và mỗi liều nên cách nhau khoảng 6 giờ. Điều trị trong thời gian từ 7 đến 21 ngày tùy vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.
Đối tượng dùng Cephalexin là trẻ em:
→ Với trẻ bị viêm tai giữa dùng liều thông thường từ 12.5 đến 25mg/ kg và cần chia thành các liều bằng nhau. Mỗi 1 liều sẽ cách nhau thời gian 6 giờ đồng hồ.
→ Với trẻ em bị viêm họng do liên cầu khuẩn thì liều dùng thông thường là: Từ 12.5 đến 25mg/ kg và cần chia thành các liều bằng nhau. Mỗi liều cần cách nhau khoảng 12 giờ đồng hồ. Chỉ nên dùng với trẻ trên 1 tuổi.
→ Với trẻ em bị nhiễm trùng da thì dùng với liều thông thường: Từ 12.5 đến 25mg/ kg và chia đều thành những liều bằng nhau. Mỗi liều dùng sẽ cách nhau khoảng 12 giờ đồng hồ.
Liều dùng có thể sẽ được bác sĩ điều chỉnh nhằm tương thích cùng cơ địa, tình trạng bệnh lý của từng người. Do đó nên gặp bác sĩ trực tiếp để được chỉ định liều dùng cùng tần suất cụ thể.
Cephalexin có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau
Cephalexin có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau

6. Cách bảo quản thuốc

Thuốc Cephalexin ở dạng viên nang sẽ được bảo quản nhiệt độ phòng. Hơn nữa cần tránh ánh nắng trực tiếp cũng như ở nơi có nhiều độ ẩm. Lưu ý rằng cần theo dõi hạn dùng trên bao bì trước khi dùng.
Thuốc Cephalexin ở dạng lỏng sẽ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Thuốc có thời hạn dùng 14 ngày kể từ lần mở nắp thuốc đầu tiên. Tuyệt đối không được dùng thuốc nếu đã qua thời gian 14 ngày này.

LƯU Ý CẦN NẮM KHI SỬ DỤNG THUỐC CEPHALEXIN

1. Thận trọng khi dùng

Với thuốc ở dạng lỏng sẽ có chứa đường do vậy nên báo cùng bác sĩ nếu bệnh nhân bị đường huyết cao. Từ đó sẽ được chỉ định dạng bào chế cho phù hợp.
Thận trọng khi dùng Cephalexin với phụ nữ mang thai vì vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ thuốc cho đối tượng này.
Vì Cephalexin có thể thải trừ hàm lượng thuốc qua đường sữa mẹ. Vì vậy bệnh nhân đang cho con bú không được dùng thuốc này. Hoặc nếu bắt buộc dùng thì cần ngưng cho bé bú trong thời gian chữa trị.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Cephalexin có thể sẽ gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Ngoài ra phản ứng dị ứng thuốc như là khó thở, sưng mặt, nổi mề đay, sưng cổ họng, lưỡi, môi. Hoặc bệnh nhân bị chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, đau khớp, ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo…
Khi bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng Cephalexin thì có thể vì tác dụng phụ hoặc là bị nhiễm trùng mới. Do đó nếu thấy phân có máu cần liên hệ với bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị tiêu chảy chữa trị.
Ngoài ra vẫn còn có thể có một số tác dụng phụ khác chưa được kể đến. Do vậy bệnh nhân nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào bất thường nên thông báo cùng bác sĩ ngay.
Cephalexin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau
Cephalexin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau

3. Về quá trình tương tác thuốc

Có đến 58 loại thuốc có thể gây tương tác cùng Cephalexin. Khi đó sẽ làm tác dụng thuốc thay đổi và nếu nặng nề tương tác thuốc còn gây đe dọa đến sức khỏe người dùng.
Ở đây thuốc có thể gây tương tác cùng nhiều loại thuốc khác nhau như là: Thành phần Acetaminophen hoặc những loại thuốc biệt dược có chứa thành phần này. Hoặc là Ibuprofen, Aspirin, Clindamycin, Omega 3, Cymbalta, Lasix, Methadone, Singulair, Lyrica, Naproxen cùng với Vitamin C, D, D3, B12,…
Do vậy để chủ động trong việc phòng tránh tình trạng tương tác thuốc thì bệnh nhân nên chủ động thông báo với bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng.

4. Xử lý nếu dùng thiếu liều hoặc dùng quá liều

→ Nếu dùng thiếu liều: Không gây nguy hiểm nhưng nó có thể làm cho tác dụng thuốc suy giảm hay mất tác dụng hoàn toàn. Khi bạn quên 1 liều thì hãy dùng ngay sau khi nhớ ra. Nhưng thời điểm này sắp đến liều kế tiếp thì nên bỏ qua và dùng liều tiếp theo như chỉ định. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi Cephalexin để bù liều vì sẽ gây tình trạng quá liều.
→ Nếu dùng quá liều: Sẽ gây nguy hiểm với người dùng. Do đó bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ nếu biết mình dùng quá liều hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc

Cần ngưng dùng thuốc và chủ động liên hệ cùng bác sĩ nếu như thấy: Bị đau dạ dày nặng, bị tiêu chảy và xuất hiện máu bên trong phân, bị vàng da vàng mắt, bị chảy máu bất thường, dễ bị bầm tím, ít đi tiểu hoặc không đi tiểu, bị kích động, ảo giác, nhầm lẫn…
Xem thêm:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét